Giảm 15-17 trường đào tạo Sư phạm

Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm nay cho biết Thủ tướng đã phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến năm 2030, số trường đại học đào tạo giáo viên là 48-50 trường, giảm 15-17 trường so với hiện nay.

Tuy nhiên, quy mô đào tạo của nhóm này tăng, đạt 180.000-200.000 người học, gồm 85% ở trình độ đại học và 15% cao đẳng. Năm học 2021-2022, khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên có khoảng 151.000 người học, còn năm học 2022-2023 chỉ ở mức 89.300.

Hai trường trọng điểm là Sư phạm Hà Nội và TP HCM; cùng 12 trường thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đại học quốc gia và đại học vùng sẽ giữ vai trò nòng cốt trong mạng lưới. Nhóm này đào tạo khoảng 64% quy mô sinh viên.

Các trường thuộc UBND tỉnh và một số trường công lập khác có truyền thống đào tạo sư phạm sẽ chiếm khoảng 30% quy mô, chủ yếu phục vụ nhu cầu của địa phương.

Một số trường có thế mạnh về các ngành công nghệ, nông lâm, ngôn ngữ, thể dục, thể thao, nghệ thuật đào tạo các ngành sư phạm đặc thù, chiếm khoảng 6% quy mô cả nước.

Quy mô đào tạo giáo viên tại các vùng đến năm 2030:

TTVùngQuy mô đào tạo giáo viên dự kiến
1Trung du và miền núi phía Bắc20.000-22.000
2Đồng bằng sông Hồng50.000-55.000
3Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung40.000-45.000
4Tây Nguyên10.000-12.000
5Đông Nam Bộ35.000-40.000
6Đồng bằng sông Cửu Long25.000-30.000
Tổng cộng180.000-200.000

Quy mô của các đại học chủ chốt đào tạo giáo viên:

TTTrườngQuy mô đào tạo giáo viên dự kiến
1Đại học Sư phạm Hà Nội18.000-20.000
2Đại học Sư phạm TP HCM22.000-24.000
3Đại học Sư phạm Hà Nội 29.000-10.000
4Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội5.400-6.000
5Đại học Tây Bắc4.500-5.000
6Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên9.000-10.000
7Đại học Vinh7.200-8.000
8Đại học Sư phạm, Đại học Huế7.200-8.000
9Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng5.400-6.000
10Đại học Quy Nhơn4.500-5.000
11Đại học Tây Nguyên4.500-5.000
12Đại học Đà Lạt4.500-5.000
13Đại học Cần Thơ7.200-8.000
14Đại học Đồng Tháp7.200-8.000

Để giảm số trường mà nâng quy mô đào tạo, Việt Nam sẽ nâng cấp, phát triển Đại học Sư phạm Hà Nội và TP HCM thành trường trọng điểm quốc gia về sư phạm.

Các trường đại học sư phạm thể dục và thể thao, nghệ thuật sẽ được sáp nhập vào một trường sư phạm hay đại học đa ngành; hoặc sáp nhập, hợp nhất với nhau hay với trường chuyên sâu về các lĩnh vực đó.

Các trường cao đẳng sư phạm sẽ được sáp nhập vào đại học sư phạm hoặc đa ngành; hoặc sáp nhập, hợp nhất với cơ sở giáo dục khác tại địa phương

Các trường đại học sư phạm kỹ thuật được tái cấu trúc thành các trường đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghệ và kỹ thuật, nhưng vẫn tiếp tục vai trò hạt nhân trong đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Giáo viên trong một tiết dạy ở trường THCS Nguyễn Huệ, Đà Nẵng, tháng 11/2024. Ảnh: Nguyễn Đông

Hiện, cả nước có 103 cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó 65 trường đại học, còn lại là cao đẳng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo năm ngoái đánh giá hệ thống các trường sư phạm chưa phân bố đồng đều, chỉ tập trung một số trường lớn tại các trung tâm kinh tế – xã hội. Vai trò của các trường cao đẳng sư phạm ngày càng mờ nhạt. Trường cao đẳng hiện chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non, trong khi trước kia gồm cả tiểu học và THCS. Lý do là Luật Giáo dục năm 2019 yêu cầu trình độ giáo viên ở hai bậc này phải từ đại học trở lên.

Dương Tâm

Nguồn thông tin từ : https://vnexpress.net/giam-15-17-truong-dao-tao-su-pham-4855502.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *