Khi được chạm, tự quan sát, đặt câu hỏi, thử – sai – sửa và rút ra bài học từ trải nghiệm thực tế, trẻ có thể thấu hiểu, ghi nhớ và áp dụng kiến thức linh hoạt. Tư tưởng này được bồi đắp và truyền cảm hứng bởi hai nhà giáo dục Maria Montessori và John Dewey.
Trong lớp học Montessori tại trường Mầm non Sakura Schools, trẻ tự sắp xếp các hạt đậu, phân loại đồ vật, rót nước từ bình to sang bình nhỏ, hay tập trung đọc từng chữ cái trên bảng giấy nhám… Đây là lúc các em vận động tay, mắt và não bộ, đồng thời, học về trật tự, sự kiên trì và niềm vui khi tự mình hoàn thành công việc.
Bài học “Tháp hồng” giúp trẻ phát triển tư duy logic và toán học. Ảnh: Mầm non Sakura Schools
Bên cạnh đó, trẻ có thể tự do lựa chọn hoạt động trong 8 lĩnh vực: Thực hành cuộc sống, Nghệ thuật, Giác quan, Toán học, Ngôn ngữ, Khoa học, Lịch sử, Địa lý; theo nhịp điệu riêng và sự hứng thú tự nhiên vốn có. Lớp học Montessori cũng trộn nhiều lứa tuổi nhằm tạo nên một xã hội thu nhỏ, nơi các em học cách chung sống, lắng nghe, chờ đợi, nhường nhịn và giúp đỡ.
“Ở độ tuổi mầm non, giáo dục trải nghiệm là nền tảng của quá trình học tập. Trẻ học tập, vui chơi trong môi trường được chuẩn bị kỹ lưỡng, mọi chi tiết đều khuyến khích trẻ tự khám phá và phát triển từ trải nghiệm”, cô Vũ Hải Bình, đại diện Mầm non Sakura Schools chia sẻ.
Khi bước vào cấp học cao hơn, tại The Dewey Schools, hành trình trưởng thành của học sinh được tổ chức qua con đường tự học – tự giáo dục. Thay vì tiếp thu lý thuyết một chiều, các em tham gia vào dự án thực tiễn, chủ động tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức vào những tình huống cụ thể, từ đó, dần phát triển tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác và sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm của học sinh The Dewey Schools. Ảnh: The Dewey Schools
Bên cạnh đó, học sinh tại đây tiếp cận với các phương pháp học tập hiện đại, lấy người học làm trung tâm. Trong đó, các em Design Thinking với 5 bước: Thấu cảm – Xác định vấn đề – Lên ý tưởng – Thử nghiệm – Kiểm tra, giúp học sinh phát triển tư duy thiết kế và sáng tạo gắn liền với thực tiễn.
Phương pháp Học tập truy vấn (Inquiry-based learning) khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, chủ động thảo luận và chia sẻ ý tưởng trong môi trường mở. Nhờ những trải nghiệm học tập đa chiều này, học sinh biết, hiểu và làm chủ bản thân, đồng hành cùng người khác trên hành trình phát triển toàn diện.
Tại Sakura Montessori, trẻ bắt đầu khám phá thế giới qua các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác, từ đó, hình thành khả năng phân tích, kết nối với môi trường xung quanh, tạo nền tảng cho khả năng tư duy và giải quyết vấn đề. Khi học lên The Dewey Schools, học sinh tham gia các dự án học tập phức tạp hơn như lập kế hoạch, nghiên cứu và sáng tạo sản phẩm.
Quá trình học tập với phương pháp giáo dục trải nghiệm xuyên suốt giúp học sinh khám phá sở thích, năng khiếu và tiềm năng của mình qua nhiều lĩnh vực: khoa học, nghệ thuật, thể thao, công nghệ… với những trải nghiệm thực tế đa dạng.
Ví dụ, thông qua các hoạt động trải nghiệm trực tiếp ở góc Giác quan, trẻ tiếp nhận và xử lý thông tin bằng thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Cơ quan thị giác cho phép trẻ diễn giải và hiểu những gì nhìn thấy. Điều này rất quan trọng để học và thích nghi với môi trường. Các hệ thống giác quan giác quan khác cũng cung cấp không gian cho trẻ tương tác và hiểu thế giới xung quanh.
Học sinh Mầm non Sakura Schools trải nghiệm hoạt động gắn kết với thiên nhiên. Ảnh: Mầm non Sakura Schools
Bên cạnh đó, các trường xây dựng lộ trình và kế hoạch bài học riêng, phù hợp với nhu cầu và năng lực của học sinh. Trong quá trình học tập, thầy và trò sự quan sát kỹ lưỡng để nắm bắt các nhu cầu nội tại, thời kỳ phát triển và năng lực cá nhân để đánh giá chính xác; từ đó, xây dựng lộ trình phù hợp. Đồng thời, giáo viên tương tác, hỗ trợ đúng mức giúp trẻ phát huy tối đa năng lực bản thân, đặt nền móng cho các thành công sau này.
Tiếp tục giáo dục trải nghiệm tại bậc học liên cấp, học sinh Dewy nâng cao quá trình học tập chủ động với phương pháp giáo dục sáng tạo, đổi mới. Giáo viên cũng tạo điều kiện để học sinh tham gia vào quá trình học tập bằng trải nghiệm trực tiếp và suy ngẫm có chủ đích. Phương pháp này giúp nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng, củng cố các giá trị và có năng lực đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Học sinh sẽ bắt đầu tham gia vào các dự án học tập thực tế từ đơn giản đến phức tạp, giúp phát triển khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo qua các phương pháp chủ đạo đang được nhà trường áp dụng, bao gồm: học tập truy vấn, học tập dự án, tư duy thiết kế và dạy học phân hóa.
Cụ thể, học sinh tại The Dewey Schools tham gia dự án học tập liên môn và quy mô khoảng 100 diễn viên và đội ngũ vận hành sự kiện đến 50 người. Dự án là sự kết hợp của nhiều môn học như văn, sử, địa, âm nhạc, nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật thị giác, humanities, IT, MDE… Qua đó, các em trải nghiệm và phát huy năng lực trong nhiều vai trò khác nhau như đạo diễn, biên kịch, diễn viên, truyền thông – đối ngoại, biên phiên dịch, tài chính – kế toán…
“Được nhìn, được nghĩ, được làm là cách để học sinh làm chủ kiến thức và kinh nghiệm rút ra từ trải nghiệm trực tiếp của bản thân, điều giáo trình khó có thể mang lại”, đại diện trường nhấn mạnh.
Hành trình học tập nhất quán, từ triết lý, phương pháp giáo dục và văn hóa trường học tại Sakura và Dewey đã tạo ra một môi trường học tập truyền cảm hứng, nơi trẻ khám phá và từng bước phát triển trí tuệ, cảm xúc và nhân cách.
Thiên Minh
Độc giả hiểu thêm tại đây.
Nguồn thông tin từ : https://vnexpress.net/phuong-phap-giao-duc-trai-nghiem-tai-sakura-montessori-va-the-dewey-schools-4878258.html