‘Tiền cọc’ lớp 10 trường tư lên tới hơn 110 triệu đồng

Hà Nội có hơn 100 trường THPT ngoài công lập, mỗi năm tuyển khoảng 10.000 học sinh lớp 10. Đến đầu tháng 3, hơn 20 trường đã công bố phương án tuyển sinh.

Ngoài học phí và các khoản liên quan học liệu, bán trú, đồng phục, xe đưa đón, cơ sở vật chất, nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp “tiền cọc” – với nhiều tên gọi như phí ghi danh, phí nhập học, phí giữ chỗ. Mức thu do trường tự quy định.

Nếu học sinh nhập học, số tiền này thường được khấu trừ vào học phí. Còn nếu bỏ, hầu hết trường không hoàn lại khoản này.

Tiền đặt cọc của hơn 20 trường THPT ngoài công lập ở Hà Nội:

TTTrường THPTQuận, huyệnTiền cọc
(Triệu đồng)
1Lý Thái TổCầu Giấy1
2Hoàng LongBa Đình1 (phí ghi danh)
3,5 (phí nhập học)
3VinschoolHai Bà Trưng3
4Đoàn Thị ĐiểmNam Từ Liêm2
5DeweyBắc Từ Liêm2
6FPTThạch Thất2
7PhenikaaNam Từ Liêm5
8Đa Trí TuệCầu Giấy5
9Việt ÚcNam Từ Liêm5 (hệ SEP)
10,5 (hệ Cambridge)
10Nguyễn SiêuCầu Giấy6 (hệ tăng cường Toán và Tiếng Anh)
8 (còn lại)
11HASĐống Đa, Hà Đông10
12EverestBắc Từ Liêm10
13Brighton CollegeGia Lâm10
14NewtonBắc Từ Liêm12
15SentiaNam Từ Liêm15
16OlympiaNam Từ Liêm15
17ArchimedesĐông Anh23
18Ngôi sao Hoàng MaiHoàng Mai24 (hệ chất lượng cao)
26,5 (hệ năng khiếu)
19Song ngữ HorizonTây Hồ25
20Quốc tế Nhật BảnHà Đông25-30 (phí nhập học)
20 (tiền cọc)
21Dwight Hà NộiHoàng Mai9,8 (phí đăng ký)
28,8 (phí nhập học)
30 (đặt cọc học phí)
45 (phí đảm bảo)

Trường Dwight Hà Nội hiện có mức đặt cọc cao nhất. Phụ huynh đồng thời phải nộp cả bốn loại phí đăng ký, nhập học, đặt cọc và đảm bảo, tổng 113,6 triệu đồng. Trong đó, phí tuyển sinh 9,8 triệu, phí nhập học 28,8 và đặt cọc học phí 30 triệu. Ba khoản này không hoàn lại và không chuyển nhượng.

Riêng phí đảm bảo 45 triệu sẽ được hoàn nếu học sinh tốt nghiệp ở trường, hoặc thông báo rút hồ sơ bằng văn bản tối thiểu 60 ngày trước ngày học cuối.

Tương tự, trường Quốc tế Nhật Bản cũng có cả phí nhập học 25 triệu và tiền đặt cọc 20 triệu đồng. Phí nhập học không hoàn và không chuyển nhượng, còn tiền cọc sẽ được hoàn với điều kiện tương tự trường Dwight.

Nhiều trường khác có mức thu từ 10 triệu đồng, gồm Everest, Newton, Sentia, Olympia và Archimedes…

Với các trường còn lại, mức phí phổ biến 1-5 triệu đồng. Trường THPT Lý Thái Tổ tạm thời có mức thấp nhất, chỉ 1 triệu đồng phí ghi danh.

Một góc khuôn viên trường Dwight Hà Nội. Ảnh: Dwight School Hanoi

Tiền cọc vào trường tư là khoản gây tranh cãi nhiều năm qua, do không nằm trong quy định nào mà là thỏa thuận giữa trường và phụ huynh. Lãnh đạo một trường tư cho biết việc đưa ra tiền cọc để hạn chế tỷ lệ ảo, gây khó khăn trong tuyển sinh, đồng thời để các gia đình cân nhắc, có trách nhiệm với lựa chọn của mình.

Tháng 4/2024, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương cho rằng dù tiền cọc là thỏa thuận dân sự giữa trường và phụ huynh, nhưng xét ở khía cạnh giáo dục “là không hay”.

“Không nên thu phí giữ chỗ, bởi làm vậy thì mất đi tính mô phạm, nhân văn trong nhà trường”, ông Cương nói, đề nghị các trường rút kinh nghiệm.

Năm học này, Hà Nội có khoảng 127.000 học sinh xét tốt nghiệp THPT, trong đó 79.000 em có suất học công lập, còn lại vào các trường THPT tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và học nghề.

Thanh Hằng

Nguồn thông tin từ : https://vnexpress.net/tien-coc-lop-10-truong-tu-len-toi-hon-110-trieu-dong-4860035.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *